Cuối tháng 9 vừa qua, Ngày hội Thực phẩm Chức năng Quốc tế tại Việt Nam diễn ra với tên gọi – I3F Việt Nam 2013 đã tạo ra được diễn đàn nhiều chiều vừa mang tính thương mại, vừa mang tính chuyên môn về thực tế thị trường TPCN tại Việt Nam.
Ngày đăng: 08-11-2013
1827 lượt xem
"Chúng tôi luôn đặt ưu tiên cao nhất về chất lượng và sự an toàn để đảm bảo khách hàng có được sự tự tin khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi."
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Trong tham luận của mình tại hội thảo Chiến lược phát triển ngành Thực phẩm chức năng Việt Nam, PGS.TS Trần Đáng cho rằng nhu cầu đối với thực phẩm chức năng là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, do chưa thống nhất về khái niệm, tiêu chuẩn, quản lý trong sản xuất, quảng cáo…. nên đã gây ra tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về định nghĩa, phân loại, phân biệt và tác dụng của thực phẩm chức năng ở người tiêu dùng.
Trên thực tế, trước đây các loại cây, con có khả năng phòng và trị 1 số bệnh được xếp vào nhóm thuốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành Thực phẩm chức năng trong hơn 10 năm trở lại đây, các sản phẩm này đã mang nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào công bố của nhà sản xuất. Có thể đơn cử như các sản phẩm tuần hoàn não/hoạt huyết dưỡng não, với thành phần là các dược liệu như đinh lăng, bạch quả, đương quy, xuyên khung, ngưu tất… nhưng mỗi nhãn hàng lại có 1 cách nhấn mạnh: “Sản phẩm này không phải là thuốc – không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” (Thái Dương, PV…) hoặc “Đây là thuốc - không phải thực phẩm chức năng” (Cerecaps, Nhất Nhất…).
Hay như việc nhận biết thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) với các thực phẩm đồ uống thông thường vẫn còn chưa rõ ràng nên dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Đơn cử như sản phẩm Number 1 Vitamins mới được tung ra thị trường gần đây của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhiều người tiêu dùng chỉ nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là một loại thức uống giải khát, nhưng thực tế nhãn hàng này đã được đăng ký là một loại thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng theo cách kết hợp nhu cầu bổ sung nước hằng ngày vừa bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể.
Tình huống tương tự cũng xảy ra với rất nhiều các sản phẩm bào chế có hình dáng và cách dùng giống thuốc khác trên thị trường.
Do đó, một trong những vấn đề cần làm trước, làm ngay chính là tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức chưa đúng và hiểu nhầm của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng. Ngoài ra, việc làm chưa đúng trong khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và cách thức kinh doanh sản phẩm sai đã làm cho định kiến của người tiêu dùng với thực phẩm chức năng càng trở nên tiêu cực. Đó cũng trở thành cơ hội để các sản phẩm nhái, kém chất lượng xuất hiện và làm rối thị trường trong thời gian qua.
>>>>> Dịch vụ công bố phụ gia thực phẩm, công bố thực phẩm chức năng <<<<<
Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 3.948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc và hoàn toàn có thể đáp ứng được nhiều hơn cho sản xuất. Nghịch lý ở chỗ, trên 80% sản lượng và gần 500 danh mục dược liệu lại là nhập khẩu. Nguy hiểm hơn, các nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng chưa phải là nguyên liệu sạch và đảm bảo cho sản xuất thực phẩm chức năng. Kết quả từ một đợt tổng kiểm tra của Viện Kiểm nghiệm của Bộ Y Tế cho thấy, trong số 60 mẫu được kiểm tra thì có tới 60% không đạt tiêu chuẩn. Như vậy, về nguyên liệu, chúng ta không những chưa sử dụng được đúng mực tiềm năng nguồn thảo dược của Việt Nam mà còn khó đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu nhập để có các sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Trong khi đó, thị trường thực phẩm chức năng đang có những bước tăng trưởng ngoạn mục cả về số lượng đơn vị sản xuất, nhập khẩu (từ 13 đơn vị kinh doanh sản xuất thực phẩm chức năng năm 2000 lên 1.552 cơ sở năm 2012) và số lượng sản phẩm chức năng (từ 63 sản phẩm năm 2000 lên 5.514 sản phẩm năm 2012) nhưng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và nhãn mác đối với dòng thực phẩm này còn chưa đầy đủ. “Một số công ty lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân, đã thổi phồng các thông tin, tình trạng làm người dân hiểu sai và mất lòng tin vào thực phẩm chức năng. ”, TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, phát biểu tại hội thảo. Do đó, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý với Hội Thực phẩm chức năng và Hội Bảo vệ người tiêu dùng trong công tác truyền thông và phát hiện các sản phẩm vi phạm về chất lượng hàng hóa và quảng cáo….
Tuy nhiên, “Nhìn nhận một cách khách quan, sự phát triển của thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam không phải chỉ là một hiện tượng bùng phát nhất thời, mà đó chính là những dấu hiệu của xu hướng tương lai khi mà thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá và là “vắc-xin” phòng những bệnh mãn tính không lây giúp hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”, PGS. TS. Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nhận định.
>>>>> Dịch vụ công bố phụ gia thực phẩm, công bố thực phẩm chức năng <<<<<
hoặc
Hotline: 0913 135 765 (C.Hiếu)
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Gửi bình luận của bạn